Học sinh Mã Đà – Mầm xanh tương lai của đất nước

Ngày 24/05/2014 chúng tôi đã có một hành trình mang yêu thương đến với người dân và trẻ em Xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Tình Đồng Nai. Ấn tượng đầu tiên trong tôi thì đây  là 1 xã nằm sâu trong rừng rất nghèo, hoang sơ, điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, đường đi gồ ghề, không có điện, nước sinh hoạt,… còn quá nhiều thứ thiếu thốn, toàn xã có đến 2/3 hộ đói nghèo.

IMG_0540

Đường đến Mã Đà chông chênh gập ghềnh khó đi

IMG_0545

Dân cư thưa thớt, những ngôi nhà được dựng tạm bợ

Trong đó, trẻ em Mã Đà có khoảng 200 trẻ, ở nhiều độ tuổi khác nhau, các em sinh ra đa số không được làm giấy khai sinh, cho nên cơ hội được đi học của các em là rất ít.

IMG_0738

Các em được học chung trong một ngôi trường nhỏ mang tên trường THCS Mã Đà phân hiệu C3 , ngôi trường mang tên là THCS nhưng nếu bạn có dịp ghé thăm bạn sẽ dễ dàng nhận ra đây là một ngôi trường tổng hợp, gồm nhiều cấp  từ mầm non đến tiểu học và trung học, có chưa tới 10 phòng học trong sân trường. Cả 3 cấp học nhưng chỉ có duy nhất một cô hiệu trưởng và 4-5 giáo viên giảng dạy. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, điều kiện vật chất khó khăn, từng lớp học thưa thớt trẻ em đến học.

57

Nhỏ nhất là những trẻ mầm non từ 4 đến 5 tuổi, với số lượng là 30 em nhỏ, nhiều em 14, 15 tuổi nhưng mới học lớp 1, số lượng học sinh học tiếp lên cấp II, cấp III là rất ít, toàn ấp 4 chỉ có vài học sinh học lớp 6, lớp 7, 4 học sinh được học tiếp lên cấp 3 và có 1 em đậu Đại học.

60

Vẫn còn đó nhiều em không có cơ hội đến trường, dù được các thầy cô vận động và tạo điều kiện hỗ trợ, các em còn phải ở nhà phụ giúp ba mẹ làm việc, mưu sinh. Cái nghèo nối tiếp cái nghèo, nhìn những đứa trẻ nhỏ tuổi nước da ngâm đen, còi cọc, ốm yếu hằn lên mình sự vất vả, thiếu thốn trong cuộc sống khiến tôi không khỏi chạnh lòng

45

Các em không có điều kiện được học hành nhiều, đa phần các em chỉ học cho biết chữ rồi về phụ giúp bố mẹ làm việc với đủ thứ nghề khác nhau như bắt cá, nhặt hạt điều, hái xoài… Người lớn trong gia đình suốt ngày phải bôn ba kiếm miếng cơm, manh áo không có nhiều thời gian để  quan tâm đến vấn đề học hành của con trẻ. Khi mà chật vật với cuộc sống mưu sinh thì con người ta chỉ nghĩ đến cái ăn, cái mặc trước mắt chứ tâm trí đâu lo xa hơn…?

44

Khi chúng tôi đến, các em đón chúng tôi bằng những ánh mắt ngây thơ, nụ cười trong trẻo xen lẫn sự tò mò. Khi được chúng tôi phát quà bánh, sách vở, tổ chức trò chơi, những đôi mắt ấy sáng lấp lánh, nụ cười hạnh phúc, tôi thấy mình thêm ấm áp khi đem niềm vui đến cho bọn trẻ

55

77

Hiện tại, số lượng học sinh thuộc hộ nghèo quá nhiều, kinh phí vận động được từ nhà nước là rất ít nên tỉ lệ học sinh nghèo nghỉ học hàng năm là rất cao, năm sau luôn cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, các em được đến lớp cũng thiếu thốn sách vở, dụng cụ học tập, quần áo học sinh. Các em rất cần sự trợ giúp của các nhà hảo tâm để có được tương lai tốt hơn bây giờ

IMG_0727

69

Qua một chuyến đi tôi lại có thêm những trải nghiệm riêng cho mình. Chia tay bọn trẻ và người dân nơi đây, tôi thấy lòng mình bồi hồi, vương vấn những cảm xúc khó tả, mong một ngày nào đó khi có dịp trở lại nơi đây, tôi sẽ được thấy một Mã Đà tươi mới hơn, những ngôi nhà kiên cố, những trẻ em tíu tít nô đùa trên đường đến trường, trường học thì khang trang, đầy đủ, người dân có giếng nước sinh hoạt, có điện, đường đi sạch sẽ,… Các em cần lắm những vòng tay yêu thương từ cộng đồng

Phóng viên: Phan Thị Huyền Trinh

Biên tập: Nguyễn Việt Cường

Related Posts

Leave A Reply