Thầy Thích Pháp Đạt và hành trình mang con chữ về với Mã Đà

“Cứ mỗi cuối tuần thầy đều không quản ngại đường xa, vượt hơn 250Km cả đi lẫn về để đem con chữ đến cho các bé nơi đây” – Cô hiệu phó ở một trường nằm sâu trong rừng, huyện Mã Đà, Đồng Nai cho hay. Đó chính là Thầy Thích Pháp Đạt – Thầy là một trong những người đầu tiên có công gắn kết, giúp đỡ và thổi nguồn sống mới cho người dân xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

IMG_0540

Còn đường đi vào Mã Đà, đường gập ghềnh ẩn sâu trong núi

Mùa trung thu năm 2011, thầy có tổ chức lễ trung thu cho các em thiếu nhi. Lúc đầu chưa biết địa điểm nào để đi, có một bạn sinh viên hay đi chùa nói có một vùng đất khá gần thành phố, chỉ cách hơn có 100Km nhưng rất khó khăn, không có điện, bà con còn rất khổ nên Thầy đã đặt chân xuống mảnh đất này. Khu vực ở Mã Đà phần lớn là các bà con của chúng ta ở Phnom penh dạt về, người dân sống không có giấy tờ, con em không được làm giấy khai sinh, không được đi học. Nhiều hộ vẫn chưa có nhà, sống tạm bợ, lênh đênh nay đây mai đó trên bờ sông. Từ trong tâm thức, Thầy quyết tâm bằng mọi cách thành lập lớp học tình thương.

59

Mong cho các em được đến trường là khát khao cháy bỏng nhất đối với Thầy

Nghĩ là làm, tháng 11/2011 Thầy quyết định ra đề án lớp học tình thương Mã Đà. Sau một thời gian triển khai, vận động nguồn kinh phí, đến năm 2013 lớp học bắt đầu được khởi xướng và mở ra. Hiện Thầy đang ở xã Bầu Lâm, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ nơi chùa Thầy di chuyển lên đây gần 130-140Km. Mỗi thứ bảy, chủ nhật cùng với chiếc xe máy Thầy không quản ngại đường xa đem con chữ đến cho các em.

IMG_0739

Thầy Thích Pháp Đạt – một trong những người đầu tiên có công gắn kết, giúp đỡ và thổi nguồn sống mới cho người dân xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Cứ mỗi độ hè về, Thầy cùng với hơn 30 bạn sinh viên tình nguyện từ các trường Đại học, Cao đẳng, cùng sinh hoạt với các bé, các hộ dân tại nơi đây. Hơn 1 tháng ở nơi này, Thầy và các bạn sinh viên đã mang đến cho các bé không chỉ kiến thức, mà còn hơn thế nữa, đó là niềm vui, là tiếng cười. Những điều đó chính là niềm động viên to lớn, thúc giục Thầy phải làm nhiều hơn thế nữa.

42

Niềm vui, là tiếng cười của các em là niềm động viên to lớn, thúc giục Thầy phải làm nhiều hơn thế nữa.

Thầy rất băn khoăn về các em học lớp 12 phải đạp xe tận 40Km ra thị trấn học. Các em không đủ điều kiện để duy trì việc học, cần lắm sự động viên, giúp đỡ của mọi người. Thầy mong các em vô được Đại học, vì theo Thầy học càng cao thì mới mong thay đổi phần nào cục diện địa phương. Vào những dịp Trung thu, Quốc tế Thiếu nhi, Thầy thường đứng ra tổ chức những chương trình cho các bé để tất cả có
thể hưởng trọn vẹn niềm vui trong những ngày lễ.

IMG_8033

Cuộc sống ở đây rất thiếu thốn, không có điện, tất cả sinh hoạt của các hộ dân đều phụ thuộc vào nguồn nước sông. Nhận thấy khó khăn trước mắt, Thầy đã vận động xây trước một số giếng nước cho vài khu vực trọng điểm. Tâm niệm của thầy là “Đối với những hộ nghèo, ta nên cho họ một điểm tựa vững chắc để họ có thể vững tâm”, vậy là Thầy cùng với một số mạnh thường quân bắt đầu hành trình xây dựng những mái ấm, những ngôi nhà nhân ái cho các hộ dân nghèo. Thế nhưng, sức người có hạn, một mình Thầy sẽ khó để phát triển mảnh đất nghèo nơi đây, vì thế rất cần tấm lòng của các mạnh thường quân khác để Thầy có dịp khai sáng cho nhiều thế hệ hơn nữa, góp phần ươm mầm cho những nhân tài của
đất nước sau này.

Theo ” Hành trình kết nối Mã Đà yêu thương”
PV Vinalinks: Lê Văn Vũ

Related Posts

Leave A Reply